Chính sách đối nội Caracalla

Hòa đồng với quân đội

Caracalla và Geta, Lawrence Alma-Tadema (1907).

Trong suốt triều đại của mình khi làm hoàng đế, Caracalla đã tăng lương hàng năm của một người lính lê dương trung bình khoảng 675 denarii và tiêu xài hoang phí nhiều tiền trợ cấp cho quân đội mà ông vừa e ngại và ngưỡng mộ, như lời dặn dò của Septimius Severus với hai anh em ông lúc còn nằm trên giường bệnh rằng nên thường xuyên quan tâm đến binh sĩ và phớt lờ những kẻ khác. Caracalla đã giành được lòng tin của quân đội bằng việc trả lương hào phóng và những cử chỉ rất được lòng họ, như đi bộ hành quân cùng binh sĩ, ăn cùng thức ăn và thậm chí ngay cả việc ông tự mình xay bột mì cùng với họ.[12]

Với binh lính, "Ông ta quên cả những phẩm giá quyền quý cao sang của mình mà khuyến khích những thói quen xấc láo của họ", và theo Gibbon.[11] "Sức mạnh của quân đội, thay vì được xác nhận kỷ luật nghiêm minh trong quân ngũ, đã làm tan chảy đời sống xa hoa của các thành phố."

Để lưu giữ di sản của mình với hậu thế, Caracalla đã ra lệnh xây dựng một trong những thành tựu kiến trúc lớn nhất của Roma là Nhà tắm Caracalla, nhà tắm công cộng lớn thứ 2 từng được xây dựng dưới thời La Mã cổ đại. Phòng chính của nhà tắm còn lớn hơn Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và có thể dễ dàng chứa đến hơn 2.000 công dân La Mã cùng một lúc. Nhà tắm được mở cửa vào năm 216, hoàn chỉnh với các thư viện, phòng riêng và đường đi ngoài trời. Bên trong nó được trang trí rực rỡ với những sàn bằng đá cẩm thạch, cột trụ, khảm và những bức tượng khổng lồ được lợp vàng.

Sắc lệnh Caracalla (212)

Đế quốc La Mã dưới thời Caracalla vào năm 210.

Constitutio Antoniniana (tiếng Latinh: "Hiến pháp [hay sắc lệnh] Antoninus") (còn gọi là Sắc lệnh Caracalla) là một sắc lệnh được Caracalla ban hành năm 212 tuyên bố rằng tất cả những người tự do trong Đế quốc La Mã đều được trao đầy đủ quyền công dân La Mã và tất cả phụ nữ tự do trong đế chế cũng được trao các quyền lợi như phụ nữ La Mã.

Trước năm 212, phần lớn chỉ có cư dân Ý mới có đầy đủ quyền công dân La Mã. Riêng số thuộc địa của người La Mã được thành lập ở các tỉnh khác gồm người La Mã (hoặc con cháu của họ) sống ở các tỉnh, dân cư các thành phố khác trên toàn đế quốc và một số nhỏ quý tộc địa phương (như các vua của những nước phụ thuộc) cũng có đầy đủ quyền công dân. Ngoài ra cư dân bản địa ở các tỉnh thành thường không phải là công dân, dù nhiều người có quyền công dân Latinh.

Nhà sử học La Mã Cassius Dio cho rằng động lực duy nhất của sắc lệnh là muốn gia tăng thu nhập từ việc đánh thuế cho nhà nước. cùng với sự giảm giá của đồng tiền, việc cần thiết phải chi trả những khoản lương mới ngày càng tăng và tiền trợ cấp dành cho quân đội.[13] Vào lúc đó người nước ngoài không phải trả hầu hết các loại thuế được dành cho những ai có quyền công dân, vì vậy mặc dù Caracalla trên danh nghĩa là dùng để nâng cao địa vị pháp lý của họ, quan trọng hơn là ông đã mở rộng nền tảng thuế má của La Mã. Hiệu quả của việc này là để loại bỏ sự phân biệt quyền công dân có từ hồi thành lập thành Roma và đạo luật như vậy đã tác động sâu sắc đối với kết cấu của xã hội La Mã.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Caracalla http://www.ancient.eu.com/article/237/ http://books.google.com/books?id=L4NBigJ3NF4C&prin... http://books.google.com/books?id=RJ0PWha-o8wC&prin... http://books.google.com/books?id=ygQgBaVYZj8C&pg=P... http://www.tulane.edu/~august/handouts/601cprin.ht... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/...